Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại gọi là gì?

Người ta thường nghe về hướng nội và hướng ngoại, và cũng dễ dàng xác định được tính cách 1 trong 2. Thế còn những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại thì sao? Liệu nhóm tính cách trung gian này có phải toàn mang lại lợi thế không? 

nguoi-vua-huong-noi-vua-huong-ngoai-fowi

Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại là gì?

Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại gọi là gì?

Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại tiếng anh là Ambivert. Họ sở hữu đặc điểm của cả người hướng nội (Introvert) và người hướng ngoại (Extrovert). Ta có thể gọi một cách ngắn gọi là “người hướng trung”.

Tiến sĩ tâm lý học Robert R. McCrae nói rằng “Chỉ có 38% trong chúng ta thuộc nhóm hướng trung, bởi vì tính cách con người sẽ thường xuyên thay đổi”.

Một người hướng trung còn được gọi bằng những cái tên khác như: Người hướng nội cởi mở, người hướng ngoại khép kín hay người hướng nội dễ gần. 

Dấu hiệu nhận biết người hướng trung là gì?

1. Bạn không biết chính xác tính cách của mình

Nếu bạn luôn cảm thấy phân vân trong việc xác định bản thân là hướng nội hay hướng ngoại, rất có thể bạn là một người hướng trung.

Bên cạnh đó, khi có người nhận xét bạn dễ gần, hoà đồng, có người lại thấy bạn là người ít nói, yên lặng, khả năng cao bạn là một người hướng trung.

2. Bạn có khả năng làm việc nhóm lẫn độc lập

Đây là một điểm cộng rất lớn cho kiểu người vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Bạn vừa có thể là một đồng đội tuyệt vời khi làm việc nhóm mà cũng có thể đảm bảo hiệu suất công việc khi làm độc lập. Tính cách này sẽ giúp bạn linh hoạt hơn cả trong học tập lẫn công việc.

3. Bạn có thể ở một mình và cũng thích ở bên người khác

Khi là một người hướng trung, có đôi lúc bạn chỉ muốn đắm chìm trong thế giới của riêng mình, tự tận hưởng cảm giác “một mình một cõi” mà không hề thấy cô đơn. Nhưng cũng có nhiều giai đoạn, bạn rất muốn tụ họp bạn bè, được quẩy nhiệt tình và được chia sẻ tâm tư với người khác. 

So với người hướng nội, bạn là người dễ gần gũi, dễ trò chuyện và chia sẻ. Còn với người hướng ngoại, bạn sẽ không dành hầu hết thời gian bên mọi người mà sẽ có lúc bạn chỉ muốn ở trong một không gian của riêng mình.

Nếu chỉ nghiêng về 1 trong 2, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Sự cân bằng cả hai là điều quan trọng nhất. 

>>> Đọc thêm: Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? 7 Yếu Tố Giúp Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp

dac-diem-cua-nguoi-huong-trung

Tính cách trung gian của hướng nội và hướng ngoại

4. Nhiều bạn mà cũng nhiều “bè”

Bạn có rất nhiều bạn bè và một vài người bạn thân.

Người hướng ngoại có xu hướng kết nối nhiều bạn bè, trong khi người hướng nội thì chỉ dành thời gian cho một vài người bạn thân. Người hướng trung lại cả hai: một mạng lưới bạn bè rộng lớn và một nhóm bạn thân chất lượng mà bạn thực tin tưởng.

5. Bạn thích sự nổi bật nhưng không phải lúc nào cũng thế

Đối với người hướng ngoại, họ sẽ yêu thích sự hoạt bát, cởi mở. Họ luôn muốn thể hiện hết mình và mong muốn nhận được sự chú ý từ người khác, vì vậy họ thường hay trở thành trung tâm. 

Còn với người hướng nội, họ vẫn sẽ thể hiện bản thân hết mình nhưng họ là người đứng phía sau cánh gà, không thích sự chú ý của mọi người hay “ánh hào quang”.

Người hướng trung sẽ trộn lẫn giữa 2 tính cách này. Có lúc sẽ vô cùng nổi bật, năng nổ và thu hút mọi ánh nhìn, nhưng cũng có lúc sẽ trầm lặng và lùi về phía sau.

6. Có thể vừa làm lãnh đạo, vừa làm người hỗ trợ

Khi làm người lãnh đạo, bạn sẽ bộc lộ được khả năng dẫn đầu của mình. Bạn có thể chủ động, phá tan không khí căng thẳng và có khả năng kết nối các thành viên, phân chia công việc.

Đồng thời, bạn sở hữu tính cách giỏi lắng nghe, dễ đồng cảm và suy nghĩ sâu sắc, vì thế bạn cũng sẽ là một người hỗ trợ và là một đồng đội tuyệt vời. 

Nhờ sự linh hoạt cả hai tính cách, bạn sẽ rất giỏi trong việc cân bằng cả nhóm. 

>>> Đọc thêm: 9 cách để nâng cấp bản thân lên tầm cao mới trong thời gian ngắn nhất

Lợi thế và hạn chế của một Ambivert

Lợi thế

Hoà hợp giữa khả năng lắng nghe và giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là lợi thế của người hướng ngoại, còn lắng nghe là thế mạnh của người hướng nội, và những người trung lập là sự giao thoa của cả hai điểm mạnh này. Nhờ vào sự cân bằng này, người hướng trung càng khẳng định kỹ năng giao tiếp của mình. Bạn dễ dàng gây thiện cảm với mọi người và mang lại bầu không khí vui vẻ khi trò chuyện với bạn.

Có khả năng thích ứng rất cao

Người hướng trung rất linh hoạt và dễ thích nghi với nhiều tình huống. Bạn có khả năng tương tác với những người có tính cách khác nhau. Sự cân bằng giữa hướng ngoại và hướng nội khiến bạn khắc phục tốt những nhược điểm của hai tính cách này. 

Hạn chế

Khó cân bằng cảm xúc

Đặc điểm của hướng trung là có nhiều suy nghĩ và cảm xúc phức tạp.

Vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian để thấu hiểu mong muốn của bản thân, từ đó cân bằng cảm xúc và biết mình thật sự muốn làm gì.

Không biết mình muốn gì

“Lúc này lúc khác” là tình trạng thường gặp ở những người sở hữu tính cách trung lập. Sự kết hợp giữa 2 tính cách vừa là lợi thế mà cũng là bất lợi. 

Ví dụ, người hướng trung thường thích cả khi một mình và đi chơi cùng bạn bè, và sẽ có những lúc, khi mệt mỏi, bạn sẽ khó biết rõ mình thật sự muốn chữa lành như thế nào.

Vì vậy, bạn cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thấu hiểu bản thân.

ambivert-co-nhieu-diem-manh

Tính cách này có nhiều lợi thế song vẫn có một số hạn chế

Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại có những thế mạnh rất đặc biệt mà nhiều người muốn sở hữu. Dựa vào bài viết trên đây, mong rằng Fowi có giúp bạn xác định tính cách bản thân. Song, dù bạn thuộc tuýp người nào cũng đều chứa đựng điều đặc biệt của riêng mình. Hãy thật yêu thương bản thân mình, bạn nhé!

Theo dõi Fowi để đọc thêm nhiều bài biết hay nhé.